Hướng dẫn cách trị đau lòng bàn chân cổ truyền

Ngày đăng 28/07/2021 16:15

Tình trạng đau lòng bàn chân là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra ở các vùng như gan bàn chân, ngón chân, gót chân, mắt cá chân và mu bàn chân. Những cơn đau sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động hàng ngày. 

huong-dan-cach-tri-dau-long-ban-chan-co-truyen

Hướng dẫn cách trị đau lòng bàn chân cổ truyền

Bàn chân là vị trí thấp nhất của cơ thể, tồn tại hơn 7000 loại dây thần kinh cũng như 2000 tuyến nội tiết, cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch và các dây thần kinh quan trọng. Là vị trí phải chịu nhiều áp lực nhất do hoạt động của toàn cơ thể, nên khi con người thực hiện những động tác đi đứng, vận động quá sức, bàn chân rất dễ bị tổn thương và đau nhức.

huong-dan-cach-tri-dau-long-ban-chan-co-truyen-1

Các biểu hiện thường thấy khi đau lòng bàn chân bào gồm cảm giác bỏng rát khi đứng lâu ở gan bàn chân, đau từ ngón chân đến gót chân, xuất hiện vết bầm tím hay đỏ, đau hơn khi thực hiện vận động hay đi lại. Với những trường hợp bị bong mắt cá chân, các khớp ngón chân bị tổn thương, bàn chân sẽ có dấu hiệu đau, sưng to và tê cứng. Đặc biệt vào buổi sáng, cảm giác đau và tê sẽ gây khó khăn trong việc đi lại.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lòng bàn chân. Cấu tạo của bàn chân hay ảnh hưởng của những bệnh lý khác trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Người có bàn chân bẹt sẽ có khả năng bị đau nhức chân nhiều hơn, thậm chí là những căn bệnh liên quan đến thần kinh cột sống như đau đầu gối, đau thắt lưng, cổ gáy,…. 

huong-dan-cach-tri-dau-long-ban-chan-co-truyen-2

Bong gân, căng cơ là những chấn thương phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhức chân, nguyên nhân thường đến từ những lần chuyển hướng và tốc độ đột ngột, té ngã hoặc va phải chướng ngại vật. Bên cạnh việc cảm thấy đau nhức, những chấn thương này có thể gây nên những vết sưng, khiến các hoạt động của chân bị giảm sút.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức chân như bệnh gút, viêm bào dịch hoạt ngón cái, viêm cơ bàn chân, viêm gân, ảnh hưởng của các bệnh lí như đái tháo đường,....

huong-dan-cach-tri-dau-long-ban-chan-co-truyen-3

Để giảm đau nhức chân tại nhà, người bệnh nên tìm cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lí, không nên vận động quá sức mà hãy đợi đến khi cơn đau hết hẳn. Sau đó, ta mới bắt đầu đi từng bước nhỏ để chân có thể quen dần với cử động bình thường.

Thực hiện massage chân mỗi ngày có thể giúp kích thích các dây thần kinh dưới chân, tăng cường lưu thông máu, giảm đau các khớp, không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp đôi chân thêm linh hoạt, dẻo dai.

huong-dan-cach-tri-dau-long-ban-chan-co-truyen-4

Chườm lạnh cũng là một phương pháp giúp giảm đau hiệu quả. Động tác này có thể giúp giảm viêm do đau nhức chân. Ta có thể thực hiện chườm lạnh bằng cách có đá vào túi nhựa và áp lên ví trí đau trong khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bên cạnh những phương pháp trên, việc sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm không cần kê đơn có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nên không sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên.